7 Triệu chứng sức khỏe trẻ sơ sinh dễ mắc phải mà bố mẹ nào cũng cần lưu ý
7 Triệu chứng sức khỏe trẻ sơ sinh dễ mắc phải mà bố mẹ nào cũng cần lưu ý
Khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu nên phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Nếu bé nhà mình đang trong giai đoạn từ 7 - 12 tháng, bài viết này sẽ mang lại những thông tin vô cùng hữu ích để các bố các mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
» » Xem thêm: Tác hại khôn lường của nôi cũi kém chất lượng
7 Triệu chứng sức khỏe trẻ sơ sinh dễ mắc phải mà bố mẹ nào cũng cần lưu ý
1. SỐT
Sốt là căn bệnh phổ biến mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào cũng có thể bị mắc phải. Tuy nhiên, sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân chính có thể do nhiễm siêu vi, khiến hệ miễn dịch trẻ bị suy giảm. Ngoài ra, bé có thể bị sốt do mọc răng, rối loạn tiêu hoá, viêm đường hô hấp…
Các bố mẹ lúc này không nên cho bé uống thuốc khi chưa có chỉ định cụ thể. Trước hết cần hạ sốt cho bé bằng dùng khăn mát, vắt ráo lau toàn thân cho bé và đắp lên trán. Sử dụng cặp nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ cơ thể của trẻ. Chú ý các khu vực có nhiều nhiệt như trán, cổ, nách và bẹn bé. Nếu không thấy có dấu hiệu hạ sốt, cần đưa bé đi đến cơ sở y tế gần nhất để được được chăm sóc.
Sốt là căn bệnh phổ biến mà bất kỳ trẻ sơ sinh nào
2. TIÊU CHẢY
Tiêu chảy là hiện tượng trẻ đi ngoài ra nước từ nhiều hơn 3 lần một ngày. Nguyên nhân dẫn đến bệnh tiêu chảy có thể đến từ sữa mẹ hoặc thức ăn cho bé có vấn đề. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Khi bé bị tiêu chảy, cần cho trẻ ở nhà và uống nhiều nước, kiêng sữa, các thực phẩm nhiều chất xơ và dầu mỡ. Nếu sau 24 giờ không có dấu hiệu thuyên giảm, bé có dấu hiệu sốt cao, đau bụng, nôn mửa, phân có màu đen cần cho trẻ đến bệnh viện ngay lập tức để khám và chữa trị kịp thời.
Tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhưng vô cùng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời
3. TÁO BÓN
Ngược lại với tiêu chảy, táo bón là hiện tượng trẻ sơ sinh khó đi ngoài, khoảng từ 2 - 3 ngày mới đi một lần. Bệnh lý này không nguy hiểm như tiêu chảy, nhưng sẽ khiến bé cảm thấy nặng bụng, khó chịu. Nguyên nhân dẫn đến táo bón ở trẻ là do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống ít nước và không có thói quen đi ngoài đều đặn.
Để giải quyết tình trạng táo bón của bé, các bố mẹ cần cần cho bé ăn thật nhiều rau xanh, trái cây …cung cấp chất xơ không hòa tan, là thành phần giúp hình thành khối phân có tính thấm nước cao, giúp phân trẻ mềm mại hơn.
Táo bón khiến bé cảm thấy nặng bụng, khó chịu
4. HO VÀ CẢM LẠNH
Trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa phát triển nên rất dễ bị những loại virus thâm nhập và gây ra các bệnh như ho và cảm lạnh. Ho và cảm lạnh là những biểu hiện thông thường, nhưng nếu sốt cao và ho kéo dài, rất có thể bé đã bị viêm phổi. Thở khò khè có thể do bị suyễn hoặc nhiễm trùng.
Nếu triệu chứng kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời, không nên tự ý cho bé sử dụng những loại thuốc ho, bổ phế mà chưa có chỉ định cụ thể của bác sĩ.
Nếu triệu chứng ho kéo dài, cần đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời
5. NÔN TRỚ
Đây là hiện tượng trào ngược các chất trong dạ dày qua miệng do chịu những tác động của cơ thể, xảy ra khi trẻ sơ sinh no, rướn người hay thay đổi tư thế đột ngột.
Để tránh nôn trớ, các bố mẹ cần cho bé không ăn quá no, chú ý tư thế khi bế bé, chú ý thức ăn cho bé có thể gây ra dị ứng cũng là một nguyên nhân gây ra nôn trớ. Nhìn chung, nôn không phải một triệu chứng nguy hiểm miễn là không kéo dài. Tuy nhiên các bố mẹ cần chú ý về một số bệnh lý khác như viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng tai hay một bệnh tật khác nghiêm trọng hơn.
6. NGHẸT MŨI, SỔ MŨI
Các bố mẹ không nên sử dụng kháng sinh ở thời điểm trẻ dưới 12 tháng tuổi vì hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu.
Khi bị cảm lạnh, trẻ sơ sinh thường có triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi. Các bố mẹ không nên sử dụng kháng sinh ở thời điểm này vì hệ miễn dịch của bé vẫn còn yếu. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Dùng các dụng cụ hút dịch mũi để trẻ dễ thở hơn. Tuy nhiên, không nên lạm dụng cách này vì có thể mũi của bé có thể trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
7. PHÁT BAN
Trẻ thời kì đầu có làn da nhạy cảm nên thường dễ bị phát ban. Chúng thường nổi ở người, chân, tay bé. Các nốt này đến và đi trong một thời gian ngắn nên các bố mẹ không cần lo lắng và điều trị.
Để tránh phát ban do tã, bạn nên thay tã thường xuyên cho trẻ và bôi một lớp thuốc chống hăm để bảo vệ da. Đối với bệnh eczema, tránh sử dụng xà phòng có tính chất tẩy rửa mạnh để tắm cho bé, luôn giữ ẩm cho da bé.
Trẻ thời kì đầu có làn da nhạy cảm nên thường dễ bị phát ban
Chăm sóc trẻ trong năm đầu tiên thường gây không ít khó khăn cho các ông bố bà mẹ. Sức đề kháng cũng như cơ thể bé vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần được quan tâm kĩ lưỡng hơn. Nếu bé của gia đình mình đang trong giai đoạn từ 7 đến 12 tháng tuổi, bài viết dưới đây sẽ mang đến nhiều thông tin bổ ích để các mẹ chăm sóc bé tốt hơn.
XHOME ECO – NỘI THẤT SẠCH
Green Interior Design
Hotline: 02422155666
Trụ sở: Tòa nhà 168 Đường Láng - P Thịnh Quang - Q Đống Đa
Tag: noithatsach, tresosinh, chamsoctresosinh
Tin tức liên quan
Tuyệt đối đừng mắc phải 8 sai lầm này khi chăm sóc trẻ sơ sinh
02/09/20198 sai lầm mà người làm cha mẹ nào cũng mắc phải khi chăm sóc trẻ sơ sinh là gì? Việc chăm sóc trẻ có..