1
XHOME Eco có thể giúp gì cho bạn?
  • Banner
  • Banner
  • Banner
  • Banner

17 "thủ phạm" trong mỹ phẩm gây hại cho phụ nữ mang thai

17 "thủ phạm" trong mỹ phẩm gây hại cho phụ nữ mang thai

Những phụ nữ hiện đang mang thai, bạn có biết tại sao các chuyên gia đều khuyến cáo khi mang bầu không nên sử dụng mỹ phẩm không? Có 1 sự thật là các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân hiện nay chứa nhiều thành phần hóa học bị cấm trong sản xuất. Hàng ngày, theo ước tính mỗi phụ nữ bình thường nạp trung bình 300-500 hoá chất vào người thông qua các loại nhu yếu phẩm, đồ dùng chăm sóc cá nhân, dưỡng da và trang điểm.

» » Xem thêm: Những nguy cơ tiềm ẩn trong nhà có thể bà bầu chưa biết

Hóa chất độc hại ẩn sâu trong những loại mỹ phẩm

Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện rằng cứ 1 trên 8 thành phần (trong tất cả 82,000 thành phần sử dụng trong mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân) là hóa chất công nghiệp nguy hiểm bị cảnh báo là có hại cho sức khỏe con người - tức là tỉ lệ chiếm tới 12.5%.

Và đâu là những thủ phạm đang nấp mình sau những lọ mỹ phẩm xinh đẹp mà bạn đang sử dụng hằng ngày? Lí do tại sao phụ nữ mang thai lại được khuyến cáo phải tránh xa mỹ phẩm kể cả những loại mỹ phẩm được cảnh báo là thân thiện với sức khỏe?

Dưới đây là danh sách các hoá chất trong sản phẩm mỹ phẩm mà bạn sẽ có thể ngạc nhiên về tác hại của nó:

STT THÀNH PHẦN SẢN PHẨM TÁC HẠI
1 Paraben Sản phẩm Makeup, kem dưỡng ẩm, dầu gội, sữa tắm... Gây rối loạn sự cân bằng nội tiết, gây ung thư vú và làm biến đổi giới tính ở thai nhi.
2 DEA, gồm cocamide DEA và lauramide DEA (Hoá chất cùng nhóm: MEA và TEA) Sản phẩm dạng kem và bọt như sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội, thuốc trừ sâu, mascara, phấn... Dễ thẩm thấu qua da, gây kích ứng da và các bệnh viêm da. Nặng hơn là làm tăng khả năng ung thư gian và thận.
3 Dibutyl Phthalate (DBP) Sản phẩm chăm sóc móng, keo xịt tóc, thuốc nhuộm... DBP thấm vào da, tăng cường khả năng gây biến đổi gen dẫn đến các khuyết tật trong thời gian phát triển. 
4 BHA (butylated hydroxyanisole) và BHT (butylated hydroxytoluene) Các sản phẩm sữa dưỡng ẩm, mỹ phẩm trang điểm như son môi... Gây ung thư, ảnh hưởng đến chức năng của phổi, tình trạng máu đông và cản trở hoạt động của hormon sinh dục nam, dẫn đến những ảnh hưởng sản sinh trái ngược.
5 Thuốc nhuộm từ nhựa than đá Thuốc và màu nhuộm được biết đến như “C.I” theo sau bởi 5 chữ số trong các sản phẩm. Nhựa được được biết đến là tác nhân gây ung thư. Hợp chất nhôm và nhiều kim loại nặng rất độc hại đối với não.
6 Formaldehyde – Chất bảo quản Chất bảo quản trong các loại mỹ phẩm. Formaldehyde trong mỹ phẩm có thể thấm thấu qua da, là tác nhân gây ung thư. Có thể gây kích ứng, dị ứng da và mắt ở mức thấp.
7 Hương liệu tổng hợp Nước hoa, mỹ phẩm, chất khử mùi… Dễ dẫn đến tình trạng hen suyễn nặng thêm ở trẻ em.
Nhiều thành phần không được liệt kê ra có thể gây kích ứng và dị ứng, triệu chứng nhức nửa đầu.
8 PEGs Sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm như chất làm đặc, dung môi, chất làm mềm, và chất bổ sung độ ẩm... Khả năng gây ung thư cao. Nếu sử dụng trên da bị trầy xước có thể gây kích ứng và độc tính cao.
9 Petrolatum (dầu bôi trơn) Sản phẩm chăm sóc tóc, son dưỡng khô môi/ son môi, sản phẩm chăm sóc da. Việc tiếp xúc với PAHs – gồm cả việc tiếp xúc qua da trong thời gian dài – có liên quan đến ung thư.
10 Dầu khoáng (Độc hại nhất khi được tinh lọc kém) Sản phẩm chăm sóc khác như dầu em bé, lotion, xà phòng và sản phẩm trang điểm. Chất này làm khít lỗ chân lông và cản trở khả năng loại bỏ độc tố của da, làm tăng mụn trứng cá, và các rối loạn khác. Có thể bị nhiễm bẩn với chất PAHs (tác nhân ung thư).
11 Siloxanes (Cyclomethicone và các thành phần có đuôi “siloxance” (vd cyclotetrasiloxane) Chất này được sử dụng rộng rãi trong kem dưỡng ẩm, trang điểm, các sản phẩm chăm sóc tóc,… Là chất độc tái sinh có thể làm suy yếu khả năng thụ thai của con người. Gây ra các khối u tử cung và có hại đến việc sinh sản và hệ miễn dịch.
12 Sodium Lauryl Sulfate (SLS) và Sodium Laureth Sulfate (SLES) Các chất tẩy rửa như dung dịch tẩy trang, kem tẩy tế bào chết. Tiếp xúc nhiều sẽ ảnh hưởng đến mắt, huyết áp, khó thở, tiêu chảy và kích ứng da nghiêm trọng. SLS cũng được cho là phá hủy hệ miễn dịch của da bằng cách tách và đốt cháy các lớp biểu bì
13 Triclosan Các sản phẩm kháng khuẩn như kem đánh răng, xà phòng, nước khử trùng tay, khử mùi. Triclosan có thể thấm qua da và được cho rằng làm cản trở chức năng của hormon (cản trở hoạt động hệ nội tiết).
14 Mỹ phẩm chống nắng hóa học (với thành phần Retinyl Palmitate, Oxybenzone and Octyl Methoxycinnamate) Các loại kem chống nắng hóa học... Gây ảnh hưởng da, phản ứng dị ứng và ảnh hưởng cảm quang (thay đổi cấu trúc DNA). Kem chống nắng hóa học có những thành phần vốn thúc đẩy ung thư.
15 Aluminum (Nhôm) Sản phẩm khử mùi, ngăn tiết mồ hôi. Có liên hệ với bệnh Alzheimer và rối loạn não bộ. Một tác nhân có nguy cơ gây ung thư vú và ảnh hưởng đến nội tiết tố nữ (hormon sinh dục nữ)
16 Talc (bột phấn) Các phấn rôm em bé, phấn phủ cho mặt và phấn phủ cho cơ thể. Chất gây ung thư phổ biến và là nguyên nhân chính gây ung thư buồng trứng. Có thể rất độc hại vì nó có thể làm tắc nghẽn phổi, gây rối loạn hô hấp.
17 Kim loại nặng: Chì, Thủy ngân, Cadmium, Asen, Nickel (kẽm) và nhiều loại khác Những mỹ phẩm như son môi, chì kẻ viền môi, chì kẻ mắt, chì kẻ chân mày, kem dưỡng ẩm, mascara, dưỡng ẩm trẻ em và phấn màu mắt. Ngoài ra, còn có lượng nhỏ trong thức ăn, nước uống, không khí, bụi bẩn và thuốc lá... Nguyên nhân gây nên vấn đề sức khỏe khác nhau: ung thư, rối loạn sinh sản và phát triển, vấn đề thần kinh; mất trí nhớ; tâm trạng thất thường; rối loạn thần kinh, cơ và khớp; vấn đề về tim mạch, hệ xương, máu, hệ miễn dịch, thận; đau đầu; nôn, buồn nôn và tiêu chảy; phá hoại phổi; chứng viêm da do tiếp xúc; tóc yếu và rụng tóc.
Chì gây hại thần kinh, dễ dàng xâm nhập vào não bào thai.
Thủy ngân phá hoại thận và hệ thần kinh, và có thể cản trở sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ em.
Cadmium, Nickel và Arsenic có khả năng gây ung thư.

(Nguồn: myphambabau)

Ngoài ra thì có rất nhiều thành phần được phát hiện trong mỹ phẩm cũng là những thành phần được sử dụng trong ngành công nghiệp xây dựng, gỗ nội thất, nông nghiệp… như trong thuốc trừ sâu, chất phát sinh độc tố, chất gây rối loạn hệ nội tiết, chất hóa dẻo (chất làm dẻo xi măng), chất tẩy rửa (được dùng để tẩy bụi bám trên các bộ phận ô tô) và chất hoạt động bề mặt (làm giảm lực căng bề mặt của nước, cũng như trong sơn và mực in), chất kết dính đồ nội thất công nghiệp…

Hãy ngưng sử dụng mỹ phẩm trong thời gian mang thai để trẻ có thể phát triển tốt nhất

Với phụ nữ mang thai, việc thay đổi nội tiết tố có thể làm da bạn đẹp hơn trong quá trình mang thai. Nhưng dù da có được cải thiện hay không thì trong thời kì mang thai em bé, bạn cũng nên giữ cho mình một cái đầu lạnh, nói không với việc sử dụng các loại mỹ phẩm, đặc biệt là các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Hãy là một người mẹ thông minh khi chăm sóc cho bản thân mình và cả con cái của mình. 


XHOME ECO – NỘI THẤT SẠCH

Green Interior Design 

Hotline: 02422155666

Trụ sở:  Tòa nhà 168 Đường Láng - P Thịnh Quang - Q Đống Đa


Tag: noithatsach, babau, phunumangthai

Tin tức liên quan

Chỉ mặt điểm tên 6 nguyên nhân gây ung thư hàng đầu

03/08/2019

Theo thống kê của WHO vào năm 2018 Việt Nam có khoảng 165.000 ca mắc ung thư mới và con số..